ĐU ĐỦ - PAPAYA
Đu đủ có đặc tính kháng khuẩn, hỗ trợ tiêu hóa. Thịt quả là nguồn dồi dào hoạt chất chống oxy hóa nhóm carotenoid, như beta-carotene, giúp bảo vệ thị giác.
Quả chín chứa vitamin E, C và beta-carotene có đặc tính chống oxy hóa.
Hạt đu đủ giàu axit béo dầu. Hạt có vị cay và hăng có thể dùng để thay thế hạt tiêu.
Đu đủ xanh giàu enzyme tiêu hóa papain.
CÔNG DỤNG
- TĂNG CƯỜNG TIÊU HÓA
Đu đủ chứa enzyme papain và chymopapain có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, tránh bị táo bón, giúp làm sạch đường ruột. Papain giúp làm lành và ngăn ngừa viêm loét dạ dày.
- CHỐNG NHIỄM KHUẨN
Hạt đu đủ có tác dụng có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn salmonella, E.coli và staphylococcus. Hạt còn được sử dụng để hỗ trợ chức năng gan và kháng vi trùng ký sinh, giúp đánh bật các vi trùng ký sinh ra khỏi đường ruột.
- CUNG CẤP CHẤT XƠ
Chất xơ có trong đu đủ giúp kiểm soát huyết áp và điều hòa lượng cholesterol xấu LDL trong máu. Chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ cũng giúp phòng chống một số bệnh, như ung thư ruột.
- BẢO VỆ MẮT
Beta-carotene, vitamin E và C trong đu đủ giuaps giảm nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể, cườm mắt và bệnh thoái hóa điểm vàng do lão hóa.
ĐỂ HẤP THU TỐI ĐA DƯỠNG CHẤT
- HẠT ĐU ĐỦ
Có thể sử dụng ở dạng tươi hoặc khô. hạt có vị cay và có thể dùng để nấu ăn.
- SINH TỐ
Đu đủ giúp nuôi dưỡng các lợi khuẩn trong dạ dày, đặc biệt sau khi bệnh hoặc sau khi dùng thuốc kháng sinh.
- QUẢ XANH
Papain, một loại enzyme tiêu hóa có lợi, có hàm lượng cao nhất trong quả xanh.
CHẾ BIẾN
- ĐU ĐỦ NGÂM
Đu đủ non giàu enzyme papain, có thể ngâm chua để dùng kèm với các loại thực phẩm chế biến khác.
- GỎI ĐU ĐỦ, TÔM
Xếp tôm đã luộc chín và đu đủ bào sơi lên đĩa rau diếp; rưới lên rau hỗn hợp sốt gồm dầu hạt óc chó, nước chanh, mù tạt dijon, mật ong, muối và tiêu.
Ảnh: https://coleycooks.com/thai-green-papaya-salad/ |
Nguồn tham khảo: Dinh dưỡng chữa lành từ trái cây
0 Comments